Derivatives là gì? Sản phẩm và các cơ chế phổ biển trong Derivatives

Derivatives là gì? Sản phẩm và các cơ chế phổ biển trong Derivatives

Derivatives là gì? Sản phẩm và các cơ chế phổ biển trong Derivatives

Derivatives là gì?

Derivatives (Giao dịch phái sinh) là một hợp đồng tài chính dựa trên suy đoán về giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai. Sự khác biệt giữa giá trị hiện tại và tương lai của tài sản là những yếu tố mang đến cơ hội thanh khoản (liquidity), khả năng phòng hộ (hedging) và chênh lệch giá cho thị trường, đồng nghĩa với việc chúng ta vừa có cơ hội thu được khoản lợi nhuận hấp dẫn lẫn rủi ro tổn thất tài sản tiềm ẩn.

Hiểu một cách đơn giản thì có nghĩa là các bạn sẽ giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng Crypto. Chứ không cần phải trực tiếp sở hữu và mua bán các đồng tiền điện tử đó.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Phái sinh truyền thống (Traditional Derivatives) và Phái sinh Crypto (Crypto Derivative) chính là tài sản cơ sở của Crypto không phải trái phiếu, cổ phiếu hay lãi suất. Mà đó chính là các đồng Crypto. 

Tại sao lựa chọn Derivatives (giao dịch phái sinh)?

Đòn bẩy giúp phái sinh, hay các hợp đồng tương lai trở nên thu hút nhà đầu tư. Với phán đoán đúng, sử dụng hợp lý, nhà đầu tư có thể làm giàu với Derivative market.

Ngoài ra, công cụ phái sinh được sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là khi nhà đầu tư muốn tự bảo vệ mình khỏi biến động giá.

Một cách khác để tận dụng giao dịch phái sinh là đầu cơ, khi trader dự đoán giá crypto sẽ thay đổi như thế nào.

Đặc điểm của Derivatives

Ưu điểm

- Giao dịch có đòn bẩy (Leverage): Đây là một lợi thế rất lớn của giao dịch phái sinh nói chung và trong cả Crypto. Nó giúp gia tăng khả năng lợi nhuận của trader. Tất nhiên cũng đi kèm với rủi ro.

- Tính đơn giản: Với giao dịch Crypto đơn thuần (Spot trading), yêu cầu trader phải có ví để lưu trữ các đồng Crypto của họ dùng để chuyển và nhận từ sàn giao dịch. Còn với Derivative crypto trading, trader có thể deposit trực tiếp tiền Fiat (hoặc 1 loại Crypto nhất định) của họ vào để giao dịch. 

Ví dụ: Sàn SnapEx, Binance Futures trader chỉ cần nạp USDT. Trên sàn BitMEX, để được giao dịch với nhiều cặp Altcoin khác mà không cần nạp các đồng Altcoin này người dùng chỉ cần nạp Bitcoin.

- Giao dịch 2 chiều, kiếm lợi nhuận trên cả 2 chiều của thị trường: Với spot trading, trader chỉ có lợi nhuận khi giá cả của Crypto tăng lên. Còn với Derivative trading, anh em có thể kiếm lợi nhuận trên cả 2 chiều của thị trường với các lệnh Long khi thị trường đi lên, Short khi thị trường đi xuống.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất mà mình thấy ở loại giao dịch này đó là: Rủi ro cao hơn.

Dù có thể đem lại cơ hội lợi nhuận cao hơn giao dịch spot trading thông thường thông qua Leverage (đòn bẩy). Nhưng tất nhiên nó cũng tồn tại nhiều rủi ro có thể khiến các trader mất hết khoản đầu tư cho 1 lệnh giao dịch.

Khi giao dịch tâm lý không vững chắc: Quá hưng phấn, hoặc quá sợ hãi. Đặc biệt với các anh em trader mới vào nghề thì một lệnh cháy hay một lệnh “ăn đậm” đều tác động lớn tới tâm lý của anh em.

Sản phẩm phổ biến trên thị trường Derivatives là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)

Là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ở hiện tại.

Ví dụ: Bạn giao kèo với khách mua xe vào hôm nay với giá 25 triệu, 1 tháng nữa sẽ thanh toán và giao xe. Một tháng sau bạn sẽ phải giao xe với giá 25 triệu dù giá xe trên thị trường có tăng lên 28 triệu hay thấp hơn.

Hợp đồng tương lai (Future Contract)

Là một hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.

Tháng này, bạn kí hợp đồng tương lai với bên B sau 6 tháng nữa sẽ mua hàng với giá 10 triệu,  bên B sau 6 tháng phải bán cho bạn hàng với giá 10 triệu, dù lúc đó hàng trên thị trường có tăng hay giảm đi chăng nữa.

Hợp đồng quyền chọn (Option)

Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước.

Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Ví dụ bây giờ giá xăng là 20 nghìn đồng /lít. Bạn dự đoán rằng 6 tháng tới giá xăng sẽ thay đổi rất mạnh. Tuy nhiên, nếu mua ngay bây giờ, bạn sẽ phải chịu rủi ro giá xăng giảm.

Vì vậy, bạn sẽ mua hợp đồng quyền chọn với giá 2 nghìn đồng. Đến thời điểm đáo hạn là 6 tháng sau, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Giá xăng tăng lên 30 nghìn đồng /lít. Lúc này, bạn sẽ có quyền mua xăng với giá nghìn đồng /lít. Nếu chọn mua, tổng chi phí bạn phải bỏ ra là (2 nghìn +20 nghìn)= 22 nghìn cho 1 lít xăng đang có giá 30 nghìn.

Nếu giá xăng giảm còn 15 nghìn, bạn vẫn có quyền mua xăng với giá 20 nghìn/lít. Tất nhiên, chúng ta sẽ mua giá như vậy. Lúc đó, bạn chỉ mất 2 nghìn cho hợp đồng quyền chọn mà thôi. Tránh được rủi ro biến động giá.

Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai.

Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Ngày 1/7, công ty A ở Việt Nam dự kiến mua 100 thùng dầu trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 với mức giá $100/thùng.

Để giữ mức giá cố định, công ty A tham gia hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng trả theo chênh lệch giữa giá 100USD và giá dầu. Mục đích là chốt giá mua dầu cố định và giảm rủi ro giá cả leo thang.

Với hợp đồng hoán đổi, công ty A vẫn mua dầu với giá thị trường ($120 hay $90,…). Tuy nhiên, công ty sẽ nhận phần chênh lệch nếu giá cao hơn $100 và mất đi phần chênh lệch nếu giá thấp hơn $100/thùng.

Số tiền nhận từ chênh lệch giúp cho công ty A luôn cân bằng chi phí là $100/thùng dầu, dù cho giá thị trường có cao hơn hay thấp hơn mức giá này.

Phân loại theo cơ chế hoạt động trong Derivatives

Hiện tại các sản phẩm phái sinh phi tập trung được chia theo cơ chế hoạt động, có hai cơ chế phổ biến là AMM và Order-book.

Order-book

Đây là cơ chế quen thuộc đối với ai đã sử dụng các công cụ phái sinh trên sàn tập trung như Binance, Okex. Order book là một hệ thống dữ liệu liệt kê danh sách tất cả sellers và buyers cũng như mức giá mua vào bán ra của các sellers/buyers này. Cơ chế này cho phép giao dịch chỉ khớp lệnh khi mức giá bán thấp nhất khớp với mức giá mua cao nhất.

Ưu điểm của cơ chế này là giúp chủ động được thời điểm và mức giá ra vào lệnh bằng cách đặt trước mức giá mong muốn và đợi lệnh được khớp trên order book.

Ngoài ra, dựa vào sổ lệnh được hiển thị, chúng ta có thể nhận biết được một số dấu hiệu về price action nhờ vào khối lượng giao dịch để có thể có những hành động kịp thời trong giao dịch. Tuy nhiên, cơ chế này cần phải có một lượng thanh khoản tương đối để giao dịch được khớp lệnh hoàn toàn. 

AMM

Đây là cơ chế cung cấp thanh khoản tự động, cơ chế này sở hữu giao thức trao đổi dựa trên các công thức toán học để định giá tài sản chứ không phải một sổ lệnh như giao dịch trên các sàn tập trung. Thay vì việc trade giữa sellers-buyers như ở cơ chế order-book thì sẽ trade trong một hồ chứa token mà chúng ta muốn trade – gọi là liquidity pool (Hồ thanh khoản).

Cơ chế này hoạt động nhờ vào 2 nhân tố quan trọng nhất là hồ thanh khoản (liquidity pool) và nhà cung cấp thanh khoản (liquidity providers). Hồ thanh khoản cung cấp token cho người dùng, và nhà cung cấp thanh khoản là người cung cấp các cặp token trong liquidity pool để nhận lại phần thưởng từ phí giao dịch của các traders giao dịch cặp token có trong liquidity pool.

Cần chú ý gì khi giao dịch phái sinh Crypto?

Anh em tham gia giao dịch phái sinh Derivatives Trading hay Spot trading thì mục đích cuối cùng cũng là kiếm lợi nhuận. Dưới đây là các số liệu anh em cần quan tâm khi tham gia giao dịch phái sinh Crypto.

Leverage (đòn bẩy)

Giao dịch phái sinh luôn đi kèm với đòn bẩy. Chính các đòn bẩy này sẽ giúp anh em nâng cao lợi nhuận, nhưng tất nhiên cũng đi kèm với rủi ro hơn.

Leverage (đòn bẩy) càng cao thì lợi nhuận càng cao, rủi ro càng cao. Ngược lại, nếu Leverage (đòn bẩy) càng thấp thì lợi nhuận thấp hơn, đồng thời anh em cũng chịu mức rủi ro thấp hơn.

Trading Fee

Đây là phí mà sàn thu chi mỗi giao dịch từ người dùng. Nó chính là margin fee hay phí ký quỹ.
Như mình đã nói ở trên, trong giao dịch sẽ có đòn bẩy, tức là trader sẽ được vay ký quỹ cho khoản volume giao dịch của họ. Và tất nhiên sàn sẽ là người cho vay và hưởng lãi suất từ việc cho vay này.

Mức phí này ở mỗi sàn khác nhau và thường được tính dựa trên khối lượng giao dịch của 1 lệnh. Anh em tham khảo bảng bên trên về mức phí trading fee này.

Ở đây mình lấy ví dụ với sàn Snapex:

Margin Fee = 0.15% tổng khối lượng vay.

Mức ký quỹ Margin = 100 USD

Đòn bẩy Leverage = 10

Trading fee = Margin * (Leverage -1) * 0.15% = 100 * (10-1) * 0.15% = 1.35 USD

Overnight fee (phí giữ lệnh giao dịch qua đêm)

Ở phần trên mình nhắc tới mức phí cho mỗi giao dịch. Thực chất nó là phí lãi suất của sàn thu khi cho người dùng vay để làm đòn bẩy. Mà vay càng lâu thì tất nhiên sẽ càng phải trả nhiều phí.

Overnight fee chính là phí giao dịch qua đêm mà sàn sẽ thu thêm như một khoản lãi suất sàn thu khi anh em hold giao dịch đó qua đêm (hay giữ lệnh position lâu qua đêm).

Ví dụ: Với sàn Snapex, mức phí overnight fee là 0.045% tổng khối lượng vay.

Vẫn tiếp ở ở ví dụ trên, mình sẽ phải trả thêm:

Overnight fee = Margin * (Leverage -1) * 0.045% = 100 * (10-1) * 0.045% = 0.405 USD

Volume giao dịch

​Cũng giống như tất cả các hình thức giao dịch khác, volume giao dịch là số liệu anh em không thể bỏ qua khi lựa chọn sàn.

Đặc biệt là trong giao dịch phái sinh thì leverage sẽ đẩy khối lượng một lệnh của trader lên rất cao. Và chắc chắn là một sàn không có đủ volume giao dịch sẽ là một rào cản đối với những anh em vốn lớn.

Ở đây, mình muốn nhấn mạnh với anh em trong việc chọn lựa sàn giao dịch trước khi bắt đầu bất kể một lệnh nào. Trong trading derivatives, do có đòn bẩy nên volume giao dịch của anh em được đẩy lên rất nhanh.

Ví dụ: Như mình test thử tài khoản với tổng Fund ban đầu là 1,000 USD trên SnapEx. Chỉ sau 10 lệnh, trading volume của mình đã đạt mức 10,000 USD.

Giả sử mình chỉ để lệnh đóng trong ngày, không có Overnight Fee và leverage = 10x, thì mức phí giao dịch mình phải trả là:

10,000 * (10-1) * 0.15%/10 = 13.5 USD.

Có vẻ như rất nhỏ, nhưng anh em cứ thử hình dung đi. Với các trader chuyên nghiệp vào nhiều lệnh mỗi ngày và mức leverage cao hơn thì thậm chí phí phải trả cho sàn còn cao hơn nữa.

Các dự án nổi bật trong thị trường phái sinh phi tập trung

Category     dYdX   Perpetual Protocol MCDEX Futureswap
Dex type Orderbook AMM AMM AMM
Base Layer ETH/Starkware’s Validium zk Rollup xDAI BSC, Arbitrum ETH
Pricing (if not orderbook) Concentrated Concentrated Liquidity Concentrated Liquidity
Market Deployment  Governance Governance Permissionless Governance
Leverage 10x 10x    15x 26x

Tổng kết

Giao dịch phái sinh (derivatives) trong thị trường crypto có thể mang lại lợi nhuận khủng cho bạn, nhưng cũng có thể kéo bạn xuống vực bất cứ lúc nào. Vậy nên trước khi tham gia vào thị trường này, bạn phải có một tâm lý giao dịch vững, vốn ổn định cũng như thành thạo các thao tác và kiến thức trong việc trading.

Trên đây là những thông tin về Derivatives (giao dịch phái sinh) mà huongdancrypto.com đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những bạn mới tham gia vào thị trường. Đọc thêm nhiều bài viết về kiến thức crypto tại đây.

Flow us : Telegroup Chat / Telegroup Channel / Twitter