Decentralized Insurance là gì?
Bảo hiểm phi tập trung sẽ giúp giảm rủi ro trong những trường hợp bạn bị hack. Hiểu đơn giản, bạn sẽ nhận được tiền bồi thường khi ví (wallet) tiền điện tử của bạn bị Hack mất.
Bảo hiểm trong Crypto được chia làm nhiều loại và chủ yếu sẽ được chia làm hai loại chính đó là Bảo hiểm hợp đồng thông minh (Smart Contract Cover) và Bảo hiểm cho các khoản vay (Lending)
Những rủi ro trong Crypto và sự cần thiết của bảo hiểm
Những rủi ro trong DEFI và Crypto
Trước tiên bạn cần phải hiểu có những rủi ro gì trong Defi/crypto có thể xảy ra với bạn và nó có thể được bảo hiểm.
- Rủi ro kỹ thuật (Technical Risks): những rủi ro khi smartcontract bị hack, lỗi mã (code),…
- Rủi ro về thanh khoản (Liquidity Risks): khi mà các sản phẩm defi bị mất thanh khoản.
- Rủi ro về admin Keys (Admin Key Risks): khi mà khóa cá nhân cho giao thức có thể bị xâm phạm.
Khi những rủi ro này xảy ra có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc những người dùng khác tham gia trên các nền tảng Defi, bảo hiểm xuất hiện để giúp bạn và những người dùng khác tự bảo vệ mình khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
Sự cần thiết của bảo hiểm trong thị trường Crypto
Tốc độ phát triển của lĩnh vực bảo hiểm trong ngành tài chính truyền thông đang có xu hướng tăng dần đều, ước tính mức độ tăng trưởng trong năm 2022 sẽ hơn năm 2021 khoảng 20% (theo thống kê của US Cyber Insurance). Khi so sánh với con số $5800B USD của thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm trong Crypto chỉ chiếm chưa đầy 0.15% – một con số vô cùng khiêm tốn.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái Crypto cũng tồn tại nhiều nguy cơ và sự bất ổn. Hiện nay, các dự án Crypto chính là miếng mồi béo bở cho các cuộc tấn công mạng, liên lụy đến những người dùng không quản lý hoặc không hiểu những rủi ro có trong DeFi. Đã có nhiều vụ hack với thiệt hại là hàng chục, hàng trăm triệu USD đã xảy ra. Đặc biệt là các vụ hack trong DeFi khi việc bảo mật vẫn chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm so với tầm quan trọng của chúng.
Ước tính trong năm 2021, các dự án đã mất $2,4B USD trong các vụ hack xảy ra trên thị trường Crypto. Một số ví dụ về những vụ hack DeFi trong năm 2021: Poly Network bị hack 611 triệu USD hồi tháng 10 năm 2021 hay liên tục là các vụ Flash Loan trong năm 2021 với các nạn nhân như CREAM, BurgerSwap, Belt Finance hay Pancake Bunny.
Với những khó khăn và rủi ro đã nêu trên, yêu cầu về sự xuất hiện của các công ty/ dịch vụ bảo hiểm trong Crypto là rất cấp thiết.
Mô hình chia sẻ rủi ro
Trong bảo hiểm truyền thống, chúng ta luôn có 2 bên: Bên thứ nhất là những người đi mua bảo hiểm, bên thứ 2 là những đại lý, những người bán bảo hiểm, những người xem phân tích rủi ro cũng như sẽ bồi thường cho anh em khi rủi ro xảy ra.
Trong DeFi, chúng ta muốn một sự phân quyền, phi tập trung, vì vậy chúng ta sẽ có 3 bên: Người mua, người đánh giá rủi ro, người đánh giá yêu cầu bồi thường. 3 bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm. Mỗi sản phẩm bảo hiểm phi tập trung sẽ có cách triển khai riêng, nhưng nhìn chung sẽ hoạt động theo mô hình này.
1. Người mua bảo hiểm
Là những người muốn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian tiền mã hóa, hay các sản phẩm liên quan đến Defi. Họ sẽ mua bảo hiểm liên quan, nếu xảy ra sự cố, họ sẽ được bồi thường theo hợp đồng đã được mã hóa sẵn trong smartcontract.
2. Người bảo hiểm
Là những người tin tưởng vào các hệ thống hay sản phẩm liên quan đến defi. Họ bỏ tiền ra để bảo hiểm cho những người khác. Khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm, số tiền này sẽ được chia cho những người bảo hiểm này.
3. Giao thức bảo hiểm
Là bên đánh giá và đưa ra các loại hình bảo hiểm và mã hóa nó trong các smartcontract trong hệ thống của họ. Các hệ thống này thường là các ứng dụng DeFi về lĩnh vực bảo hiểm như: Bridge Mutual, Nexus Mutual,…
Ba thành phần này sẽ phối hợp hoạt động với nhau như sau:
Ví dụ bạn là người mua bảo hiểm, bạn bỏ 1ETH ra và mua bảo hiểm cho hệ thống MakerDAO, với tỷ lệ 1:300, tức là nếu MakerDAO sập bạn được 300ETH, còn nó không sập thì bạn mất 1ETH. Người bảo hiểm tin tưởng vào sự bền vững của MakerDAO sẽ bỏ tiền ra bảo hiểm cho nó bằng cách mua cổ phần bảo hiểm, và họ được chia 1ETH mà bạn bỏ ra mua theo tỷ lệ cổ phần họ nắm giữ. Và các giao thức bảo hiểm sẽ thực hiện tránh nhiệm điều phối tất cả các hoạt động nhận tiền bảo hiểm của bạn, phân chia cho người bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm cho bạn nếu rủi ro xảy ra,…
Các loại Bảo hiểm phi tập trung (Insurance)
Bảo hiểm Ví tiền mã hóa
Các công ty như Etherisc đã phát triển các giải pháp để bảo vệ rủi ro bị đánh cắp ví tiền điện tử trong trường hợp bị tấn công.
Bảo vệ tài sản đảm bảo cho các khoản vay được hỗ trợ bằng tiền mã hóa
Các khoản vay tiền mã hóa, nếu tài sản thế chấp do người đi vay cung cấp bị phá hủy hoặc bị hack, thì khoản vay đó sẽ được thanh toán bằng chính sách bảo hiểm.
Bọc Hợp đồng thông minh
Sẽ bảo hiểm tổn thất nếu địa chỉ hợp đồng thông minh được chỉ định bị tấn công và được sử dụng để thao túng, chẳng hạn như mất tiền từ tài khoản nhà đầu tư hoặc nếu tiền được chuyển đến một địa chỉ khác không thuộc về nhà đầu tư ban đầu. Nó cũng bao gồm tổn thất trong đó tiền bị mất vĩnh viễn và không thể phục hồi được nữa. Nexus Mutual (NXM) đang phát triển rất mạnh về mảng này.
Một số dự án nổi bật trong thị trường Crypto
Nexus Mutual (NXM)
Nexus Mutual là dự án về lĩnh vực Bảo hiểm nổi bật nhất trong thị trường Crypto khi Marketcap đang là $586M – chiếm 68% toàn bộ giá trị ngành Bảo hiểm. Nexus Mutual sử dụng công nghệ blockchain để xây dựng một nhóm tương hỗ tùy ý (một nhóm chia sẻ rủi ro) được xây dựng trên Ethereum và cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành thành viên và mua bảo hiểm.
Token native của dự án là NXM, đại diện cho quyền thành viên trong quỹ tương hỗ và được đồng sở hữu bởi tất cả các thành viên. Mô hình này thúc đẩy sự tham gia vì các thành viên sẽ nhận được các khuyến khích kinh tế (economic incentives) khi tham gia đánh giá rủi ro, đánh giá yêu cầu bồi thường và quản trị. Khi một yêu cầu bồi thường được đề xuất, các thành viên còn lại của quỹ sẽ bỏ phiếu để chấp thuận hoặc bác bỏ yêu cầu này.
Ban đầu, Nexus Mutual chỉ tung ra một sản phẩm duy nhất: Bảo hiểm Hợp đồng Thông minh. Mục đích là cung cấp cho cộng đồng Ethereum khả năng bảo vệ, chống lại các vụ hack trong các ứng dụng lưu trữ giá trị (được gọi là hợp đồng thông minh). Hiện nay, Nexus Mutual hỗ trợ cả với Yield Token (chỉ với Ethereum), các giao thức (protocol) và ví cá nhâ
Nexus Mutual là một dự án được ra đời từ tháng 7/2020 và vẫn chứng minh được hiệu quả hoạt động đến ngày nay. Thời điểm 09/11/2021, giá token NMX dự án vượt mức 121$ làm vốn hóa dự án đạt mức $1.2B, nhưng hiện nay đã điều chỉnh do tác động thị trường.
Vào ngày 14/12/2021, hacker đánh cắp 8 triệu USD từ ví của CEO Nexus Mutual bằng cách tác động đến MetaMask. Tuy nhiên, vụ hack này được cho là không có ảnh hưởng đến dự án và đã được giải quyết ổn thỏa.
inSure DeFI (SURE)
Đây là dự án về lĩnh vực Bảo hiểm có vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường. Dự án có mục tiêu cung cấp sự ổn định cho thế giới tiền điện tử, bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những trò gian lận, bị đánh cắp tài sản và sự mất giá mạnh của danh mục đầu tư tiền điện tử.
Để được bảo hiểm tài sản, người dùng phải trải qua quá trình như sau:
Mua token $SURE – token native của dự án
Bảo hiểm sẽ được kích hoạt sau 7 ngày kể từ ngày đóng góp cho kho tiền cộng đồng(treasury). Để xử lý yêu cầu bảo hiểm, anh em sẽ cần tạo một đề xuất trên Snapshot bằng ví r iêng của bạn. Có nhiều gói bảo hiểm để anh em lựa chọn, anh em tham khảo ảnh dưới về một số gói bảo hiểm của inSure DeFi.
Submit yêu cầu bồi thường
Nếu danh mục đầu tư của anh em bị ảnh hưởng bởi lừa đảo, mất giá mạnh hoặc tiền bị đánh cắp (đóng cửa sàn giao dịch), dự án sẽ sẵn lòng hoàn trả các khoản lỗ của bạn dựa trên gói mà bạn đã chọn. Anh em cần tạo một vé trên Snapshot và các thành viên cộng đồng sẽ cần 3-4 ngày làm việc để xử lý yêu cầu.
Nhận thanh toán
InSure DeFi Community sẽ xử lý yêu cầu của bạn một cách cẩn thận và yêu cầu được chấp thuận sẽ dẫn đến việc chuyển SURE token từ kho tiền của cộng đồng vào ví của người yêu cầu bồi thường.
InsurAce (INSUR)
InsurAce.io là một giao thức phi tập trung nhằm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đáng tin cậy. Giao thức cung cấp tài sản tài chính phi tập trung ( DeFi ) với phạm vi bảo hiểm linh hoạt và đáng tin cậy. Các lợi ích được yêu cầu cho người dùng bao gồm phí bảo hiểm thấp, lợi tức đầu tư cao, phạm vi bảo hiểm cross-chain và tương thích với nhiều loại ví
InsurAce.io vừa là DeFi vừa là giao thức bảo hiểm. Do đó, nó có hai nền tảng: bảo hiểm và đầu tư. Dự án cho rằng đều tôn trọng tất cả những người tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm DeFi và không coi mình là đối thủ cạnh tranh với những người chơi hiện có, mà là vai trò bổ sung cần thiết cho thế giới DeFi bao la và rộng lớn.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 4 năm 2021, InsurAce hiện có mặt trên triển khai trên Ethereum, Binance Smart Chain (BSC) và Polygon, đồng thời đã xây dựng một dòng sản phẩm bảo hiểm cross-chain, hỗ trợ hơn 60 giao thức, 4 CEX và 1 Nền tảng IDO chạy trên Ethereum, Solana, BSC, Heco, Polygon, Fantom, Terra và xDai.
Bridge Mutual (BMI)
Bridge Mutual (BMI) là một dự án về lĩnh vực bảo hiểm phi tập trung đã thu hút khá nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư.
Nền tảng này cung cấp bảo hiểm cho Stablecoin, sàn giao dịch tập trung và smart contract. BMI cũng cho phép người dùng cung cấp bảo hiểm, xác định khoản thanh toán bảo hiểm và nhận được những mức thưởng sau khi tham gia vào hệ sinh thái.
Etherisc DIP Token (DIP)
Đây là một giao thức phi tập trung về bảo hiểm trên Ethereum với các danh mục được bảo hiểm rất phong phú: ví điện tử, các chuyến bay bị hoãn/ hủy, các cơn bão cũng như các giao thức crypto khác. Bất kỳ ai cũng có thể đầu tư vào quỹ bảo hiểm hoặc được quỹ bảo hiểm. Và các nhà phát triển có thể tạo các giao thức bảo hiểm mới trên Etherisc, tuy nhiên các đề xuất mới này phải được phê duyệt, đăng ký và quản lý. Cho đến nay, bảo hiểm duy nhất đang hoạt động trên Etherisc là bảo hiểm cho các chuyến bay bị hoãn và hủy chuyến. Người dùng có thể mua bảo hiểm này để bảo đảm chống lại việc hủy hoặc hoãn chuyến bay trong thế giới thực. Bên cạnh đó, nhiều giao thức bảo hiểm khác đã được phát triển trên Etherisc. Các nhà phát triển đã tạo ra bảo hiểm bão, bảo hiểm ví tiền điện tử, bảo hiểm khoản vay tiền điện tử và bảo hiểm cây trồng, nhưng vẫn chưa được thông qua hoạt động..
Tổng kết
Thị trường crypto nói chung và DeFi nói riêng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đi kèm với sự phát triển đó, những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn sẽ khiến người người dùng muốn đề phòng. Để niềm tin người dùng được vững vàng, và ngành công nghiệp tiền điện tử tiếp tục đi lên bền vững thì bảo hiểm là thứ không thể thiếu: nó giúp quản lý được rủi ro và mang lại lợi ích cho nhiều bên, được xây dựng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Trước những cơ hội đó, ngành bảo hiểm sẽ ngày càng được quan tâm rộng rãi trong thời gian tới.
Trên đây là những thông tin về Decentralized Insurance mà huongdancrypto.com đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những bạn mới tham gia vào thị trường. Đọc thêm nhiều bài viết về kiến thức crypto tại đây.
Flow us : Telegroup Chat / Telegroup Channel / Twitter